Tư liệu

Toàn quyền gửi Bộ trưởng thuộc địa về Phan Châu Trinh

Tôi thấy không cần bình luận gì thêm báo cáo của ông Groleau. Tuy nhiên, tôi không giấu Ngài là tôi đã thấy rõ giá trị không thể phủ nhận được của Phan Châu Trinh, tôi có ý định sắp tới có thể là trong tháng 7 tới, trong dịp đi thăm các nơi lưu đày ở Nam Kuf tôi sẽ gặp tên An Nam này và hỏi chuyện hắn ta…

Chi tiết…

Sài Gòn ngày 19 tháng 03 năm 1909.

Phúc điện số 69 ngày 28 tháng 2 năm 1909 và tiếp theo các điện trả lời của tôi số 134, 135, 140, 161 và 163 các ngày 4, 5, 7, 17 và 18 tháng 03, trong bì này tôi gởi ngài báo cáo của Khâm sứ Trung Kì trong đó được trình bày rõ tình hình trước, trong và sau vụ bắt tên Phan Châu Trinh, nguyên là quan chức của triều đình Huế và hiện nay giam ở Côn Đảo sau khi được Phủ Phụ Chánh xử án theo quyền hạn của mình.

Tôi thấy không cần bình luận gì thêm báo cáo của ông Groleau. Tuy nhiên, tôi không giấu Ngài là tôi đã thấy rõ giá trị không thể phủ nhận được của Phan Châu Trinh, tôi có ý định sắp tới có thể là trong tháng 7 tới, trong dịp đi thăm các nơi lưu đày ở Nam Kuf tôi sẽ gặp tên An Nam này và hỏi chuyện hắn ta..

Lúc đó, tôi sẽ xem xét khả năng có thể lôi cuốn vào chính sách rộng rãi mà Ngài đã hướng dẫn những con người mặc dù trong quá khứ có phạm sai lầm nhưng có thể trở nên những trợ thủ có ích cho hành động chúng ta vì họ thông minh năng động. Chỉ cần họ chân thành tin tưởng và có thái độ hoàn toàn trung thực trong hành động.

Đó là một chuyển hướng tốt cần xem xét và thay vì cứ cố chấp hoài nghi tất cả những người trước đây chúng ta coi là địch thủ. Theo tôi ta sẽ chứng minh rõ ràng là chúng ta có quan điểm rộng rãi và như vậy chúng ta có thể được sự hợp tác của rất nhiều năng lực.

Ký tên Klobukowski.

Chi tiết…

Marseille ngày 18 tháng 12 năm 1922.

Bức thư gửi cho anh Nguyễn Ái Quốc,

Tôi với anh mấy năm ròng cùng sống nơi đất khách quê người, nhưng mà lòng bọn mình chẳng khi nào quên cái cảnh tượng quê nhà. Chính phủ bảo hộ thì nói rằng cái việc dẹp loạn là để an dân, làm mấy con đường hỏa xa, mấy cái học đường mấy cái nhà thương là để khai hóa xứ An Nam mình. Cái công lao ấy thì báo chương Ba Lê nhan nhản đăng lên, còn cái sưu cao thuế nặng, cái tham quan lại nhũng, cái sĩ khí dân tình bị chém giết, bị bỏ tù, bị đầy ải kia thời họ im phăng phắc. Bởi cái cảnh thất quốc vong, kia lòng dân đồ thán, nên cảnh giang hồ chúng mình làm sao mà nguôi dạ được, hồn tổ quốc nặng trĩu trên vai, xót vì quốc dân đồng bào đương rên xiết bởi cường quyền áp chế.

Thực trạng dân tình thế thái bên nhà bọn mình biết rõ, bấy lâu nay bọn mình ở bên này có đăng bào chương, hô hào các hạng người Pháp có lương tâm ngõ hầu giúp người An Nam đánh đổ cường quyền áp chế, nhưng kết quả chẳng được là bao. Cái khát vọng tự do, bình đẳng, bác ái mà ông Mạnh Đức Tư Cưu, ông Lư Thoa khởi xướng chẳng nhỏ được giọt nào bên đất An Nam mình. Xem thế thì ngẫm ngay được rằng một chủng tộc muốn như chủng tộc văn minh chỉ có tự lập tự cường, nhưng khốn nỗi nước An Nam ta từ ngày quan quân nước Pháp đem binh thuyền đến mà chinh phục mãi tới ngày nay, sĩ khí dân tình khởi sự chống lại chính phủ bảo hộ tiếp diễn liên miên hết cuộc này, đến cuộc khác, rốt cuộc đâu hoàn đó, chẳng nhúc nhích được chút nào. Ngày nay, việc khởi sự lần hồi giảm đi bởi cái dã tâm của hạng người dạ thú, của kẻ đầu trâu mặt ngựa, bởi thiếu người hướng đạo…

Bức thư của Phan Châu Trinh gửi Nguyễn Ái Quốc

Mấy việc nói qua trên kia để bọn mình ôn cố một chút, còn lần này tôi phải viết một cái thư này cho anh là tôi có cái hi vọng muốn anh nghe theo tôi mà lo cái đại sự…